Gián là một trong những loài côn trùng lâu đời nhất trên Trái Đất, có khả năng sinh tồn bền bỉ trong nhiều điều kiện khắc nghiệt. Chúng thuộc ngành Chân khớp (Arthropoda), lớp Côn trùng (Insecta), bộ Blattodea.
Gián sống phổ biến trong các khu vực sinh sống của con người, đặc biệt là nơi tối, ẩm thấp như nhà bếp, cống rãnh, gầm tủ. Chúng là loài ăn tạp, hoạt động về đêm và thường bị xem là côn trùng gây hại do làm ô nhiễm thức ăn, lan truyền mầm bệnh và tạo cảm giác khó chịu.
Gián có thân hình dẹp, dài, được bao phủ bởi lớp vỏ kitin chắc chắn:
Gián là loài côn trùng có tập tính sống bầy đàn, ưa tối và ẩm, hoạt động chủ yếu về đêm. Có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới, gián nay đã thích nghi sống trong nhà tại cả những khu vực ôn đới, đặc biệt ở các nơi ấm áp, ẩm thấp và có nguồn thức ăn dồi dào. Chúng thường ẩn náu vào ban ngày trong các kẽ tường, khe cửa, hốc tủ, hố ga, cống rãnh… và chỉ ra ngoài kiếm ăn khi trời tối.
Gián rất thích cư trú trong thùng giấy, tủ gỗ, hộp đựng quần áo cũ – đặc biệt nếu những vật dụng đó đã mục nát, không kín và ít được vệ sinh. Khi mật độ cá thể quá đông, một số loài gián có thể di cư tập thể đến nơi ở mới bằng cách bò hoặc bay, thậm chí lan truyền qua máy bay, tàu biển, xe cộ.
Về ăn uống, gián thuộc loại ăn tạp và rất phàm ăn. Chúng ăn mọi thứ có thể, từ thức ăn của con người như cơm, sữa, bánh ngọt, bột đường, sôcôla… đến cả xác gián chết, máu, phân, và cả móng tay móng chân trẻ em khi ngủ. Gián đặc biệt yêu thích thực phẩm chứa đường và tinh bột. Chính tập tính ăn uống bẩn thỉu này khiến gián trở thành nguồn lây lan mầm bệnh và vi khuẩn nguy hiểm, cũng như gây mùi hôi khó chịu trong nhà ở.
Gián phát triển qua 3 giai đoạn: Trứng - thiếu trùng - trưởng thành.
Gián cái đẻ trứng kết dính thành ổ có hình quả đậu gọi là ootheca. Một số loài, như gián Đức mang trứng phía sau lưng. Đa số các loài gián khác đẻ trứng sau một hoặc hai ngày. Ootheca rất đặc trưng cho từng loài, sử dụng để phân biệt các loài. Tùy loài, tùy điều kiện nhiệt độ và độ ẩm, trứng gián có thể nở sau 1 đến 3 tháng.
Gián con hay thiếu trùng lớn lên bằng cách lột xác. Gián con phát triển và trở thành gián trưởng thành sau vài tháng đến hơn một năm tùy thuộc vào từng loài.
Gián trường thành có thể cỏ hoặc không có cánh.
Gián nhiễm bẩn và hủy hoại thực phẩm, cũng như gặm nhấm vải vóc và giấy. Chúng để lại chất tiết có mùi khó chịu tại những nơi chúng đi qua. Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO) gián có vai trò trong việc lây lan một số bệnh như Salmonella, thương hàn, tả, kiết lị. Ngoài ra chúng có thể gây ra các vấn đề về hen suyễn và dị ứng, cũng như lây lan các loại vi khuẩn như E.coli, tụ cầu vàng