THÔNG TIN LIÊN HỆ

HOTLINE: 0962138618

TÌM HIỂU VỀ KIẾN

10/04/2025
Trên thế giới có khoảng hơn 12.000 loài kiến được ghi nhận, trong đó nhiều loài phổ biến ở các khu dân cư, rừng rậm và vùng nông nghiệp. Kiến sống theo bầy đàn có tổ chức xã hội cao, mỗi đàn có thể lên đến hàng trăm nghìn cá thể.

 

Kiến là loài côn trùng thuộc ngành Chân khớp (Arthropoda), lớp Côn trùng (Insecta), bộ Cánh màng (Hymenoptera), họ Formicidae. Trên thế giới có khoảng hơn 12.000 loài kiến được ghi nhận, trong đó nhiều loài phổ biến ở các khu dân cư, rừng rậm và vùng nông nghiệp. Kiến sống theo bầy đàn có tổ chức xã hội cao, mỗi đàn có thể lên đến hàng trăm nghìn cá thể.

  1. Cấu tạo cơ thể

  1. Tập Tính Của Kiến

Kiến là loài có tính xã hội cao, sống theo tổ chức đẳng cấp gồm: kiến chúa, kiến thợ, và kiến lính. Chúng thường làm tổ trong đất, dưới đá, trong thân cây, hoặc trong nhà ở. Kiến giao tiếp với nhau bằng pheromone để dẫn đường, báo hiệu nguy hiểm hoặc kêu gọi sự hỗ trợ.

Kiến hoạt động cả ngày lẫn đêm, tùy loài. Chúng rất nhanh nhẹn, có trí nhớ tốt và khả năng dẫn đường cực kỳ chính xác nhờ tín hiệu hóa học. Ngoài ra, kiến có tập tính lao động, hy sinh cá nhân vì lợi ích bầy đàn – điều khiến chúng trở thành một trong những loài sinh vật tổ chức xã hội phức tạp nhất trong thế giới côn trùng.

Tập Tính Riêng Của Các Loại Kiến

Loại

Chức năng chính

Tập tính đặc trưng

Kiến chúa

Sinh sản duy trì bầy đàn

Sống trong tổ, đẻ hàng ngàn trứng mỗi ngày, có thể sống đến vài năm.

Kiến thợ

Lao động, nuôi dưỡng, xây tổ

Kiếm ăn, chăm sóc trứng và ấu trùng, bảo vệ tổ, dọn vệ sinh.

Kiến lính

Bảo vệ tổ

Có hàm lớn, thường chiến đấu hoặc canh gác lối vào tổ.

Kiến cánh

Giao phối tạo tổ mới

Bay ra khỏi tổ trong mùa sinh sản, ghép đôi rồi rụng cánh, bắt đầu xây tổ mới.

  1. Vòng đời của kiến

  1. Tác hại của kiến

Dù nhỏ bé, kiến có thể gây nhiều phiền toái:

  • Xâm nhập thức ăn: Kiến bò vào thực phẩm, gây ô nhiễm, nhiễm khuẩn.
  • Cắn người: Một số loài kiến như kiến lửa có thể đốt gây sưng, đau và dị ứng.
  • Gây hại tài sản: Kiến mộc hoặc kiến thợ mối có thể làm hỏng gỗ, đồ nội thất.
  • Truyền bệnh: Có thể mang vi khuẩn từ nơi bẩn đến thực phẩm, gây rủi ro về sức khỏe.
  1. Các loài kiến phổ biến

Trên thế giới có hàng ngàn loài kiến khác nhau, mỗi loài có những đặc điểm và tập tính riêng biệt. Dưới đây là một số loài kiến phổ biến mà bạn có thể bắt gặp trong cuộc sống hàng ngày:

Kiến thợ mộc

Kiến đen

Kiến hôi (kiến riệng)

Kiến ma