THÔNG TIN LIÊN HỆ

HOTLINE: 0962138618

Bạn biết gì về tập tính xã hội của loài kiến?

29/02/2024
Mặc dù kiến là những vị khách lạ khiến chúng ta khó chịu nhưng cũng không thể phủ nhận rằng, chúng là loài côn trùng chăm chỉ và cần mẫn. Không những thế, kiến là một trong số những loài có tập tính xã hội cực kì cao và đáng ngưỡng mộ. Vậy bạn đã biết được những gì thú vị về tập tính xã hội của loài kiến?

1. Tập tính xã hội của kiến là lớn nhất trên thế giới

1.1 Thông tin chung về xã hội của kiến

Các nhà khoa học đã thống được có đến khoảng 12,500 loài kiến khác nhau và có mặt ở khắp nơi trên thế giới, trừ những vùng lạnh giá và đại dương. Kiến cũng là loài thuộc họ Formicidae với tâp tính xã hội cao. Kiến cũng có họ hàng với loài ong, thuộc bộ Hymenoptera. Ở Việt Nam, chúng ta có thể bắt gặp từng đàn kiến lớn, ở bất kỳ đâu.

Xã hội của loài kiến, được xem như là một xã hội thu nhỏ của con người. Chúng sống bầy đàn, biết cách bảo vệ lẫn nhau, trao đổi thông tin khi đi kiếm ăn và tích trữ thức ăn, nuôi dưỡng kiến chúa. Đặc biệt, kiến cũng là loài được đánh giá có  sự chăm chỉ bậc nhất.

1.2 Thành phần xã hội trong tổ kiến

Tổ kiến là nơi ở của hàng nghìn các con kiến. Trong mỗi tổ sẽ có kiến chúa, làm nhiệm vụ sinh sản. Có những tổ chỉ có một con kiến chúa, nhưng có những tổ lại nhiều hơn một kiến chua.

Những con kiến thợ, chưa có cơ quan phát triển sinh sản hoàn thiện, sẽ nhận nhiệm vụ tìm kiếm thức ăn, nuôi kiến con. Ngoài ra, chúng còn phải bảo vệ tổ và bảo vệ kiến chúa nếu có sự tấn công. Đây cũng là nhóm “lao động” chăm chỉ nhất trong mỗi tổ kiến.

Đối với những con kiến đực, có nhiệm vụ giao phối với kiến chúa để duy trì nói giống. Sau khi chúng chết đi sẽ trở thành thức ăn cho kiến chúa.

2. Khả năng đoàn kết, tự vệ và bảo vệ của kiến

2.1 Khả năng đoàn kết của kiến

Tập tính xã hội của loài kiến, còn được đánh giá cao bởi khả năng đoàn kết, tự vệ và bảo vệ lẫn nhau. Trong quá trình đi tìm kiếm thức ăn, những con kiến đầu đàn sẽ sử dụng Pheromone để đánh dấu đường đi. Việc này giúp những con phía sau định vị được mùi vị, vị trí của thức ăn. Đây cũng là cách để những con kiến có thể tra đổi thông tin với nhau, biết cách tìm đường đến với thức ăn nhanh hơn. Những con kiến thợ cần mẫn kiếm ăn, đưa mồi về tổ. Thức ăn của chúng mang về, để phục vụ cả tổ. Dự trữ lâu dài cho cả đàn.

2.2 Kiến bảo vệ nhau rất tốt

Pheromone cũng là một loại cảnh báo cho đàn kiến. Khi một con kiến bị thương nặng, trong quá trình bảo vệ tổ, nó sẽ tiết chất này, cao hơn với nồng độ bình thường để làm tín hiệu báo cho những con khác. Có thể thấy, dù đang bị thương nhưng kiến vẫn nghĩ cách để bảo vệ cho đồng bọn của mình.

Khi bị tấn công, kiến sẽ dùng đôi hàm chắc khỏe của mình để chiến đấu với kẻ thù. Những con kiến thợ sẽ xả thân để tự vệ và bảo vệ trứng cùng với kiến chúa bên trong tổ. Bên cạnh đó, nhiều loài kiến còn có khả năng tiêm chất độc qua vòi chích hoặc vết cắn để “trả đũa”.

Để bảo vệ cho tổ, tránh bị lây nhiễm bệnh, một số con kiến cũng sẽ được phân công dọn dẹp, giữ vệ sinh cho tổ, mai táng xác của những con kiến đã chết. Cũng chính bởi việc dựa vào tập tính xã hội của loài kiến, nhiều nhà côn trùng học đã tìm ra được những loại thuốc diệt kiến hàng loạt.

3. Sự phân chia cấp bậc trong xã hội của kiến

Nếu bạn nghĩ rằng những con kiến nhỏ với số lượng đông đảo, sống tự do thì đó là sai lầm. Mỗi một xã hội của loài kiến sẽ có nhiều cá thể kiến khác nhau. Kiến sống chung trong một tổ nhưng được chia làm các cấp bậc rõ ràng. Trong tổ sẽ gồm có kiến chúa, kiến thợ, kiến lính và kiến đực. Chúng sống và làm việc nghiêm túc theo sự phân công rõ ràng. Có lẽ vì vậy mà kiến được đánh giá là loài côn trùng có ý thức nhất. Dưới đây sẽ là nhiệm vụ của mỗi con kiến cần phải làm trong một tổ:

3.1 Nhiệm vụ của kiến chúa

Thường chỉ có một kiến chúa trong mỗi tổ. Nhiệm vụ duy nhất của nó là sinh sản. Kiến chúa sẽ giao phối với kiến đực để đẻ trứng. Nó đẻ trứng trong cả vòng đời của mình. Những trứng đó sau này sẽ trở thành kiến thợ. Ngay cả khi nó đẻ xong, việc nuôi dưỡng trứng, cũng không phải là nhiệm vụ của nó.

Kiến chúa cũng là cá thể có tuổi thọ lâu nhất trong tổ. Những công việc khác, kiến chúa hoàn toàn không phải bận tâm tới. Thường thì khi tiêu diệt kiến, người ta rất muốn diệt được kiến chúa. Vì sẽ làm giảm đi khả năng sinh sôi của đàn.

3.2 Nhiệm vụ của kiến đực

Mặc dù cũng góp phần vào việc sinh sản cho kiến chúa, nhưng kiến đực lại có thời gian sống ngắn hơn, chúng sẽ chết, sau khi giao phối thành công với kiến chúa. Công việc và nhiệm vụ của kiến đực khá là đơn giản, nhẹ nhàng nhưng lại rất nguy hiểm. Để gia tăng số lượng cá thể cho tổ, chúng chấp nhận hi sinh.

3.3 Nhiệm vụ của kiến thợ và kiến lính

Những con kiến thợ khi trưởng thành sẽ tìm kiếm thức ăn cho kiến chúa và ấu trùng. Ngoài ra, chúng còn phải làm nhiệm vụ chăm sóc trứng, bảo vệ tổ… Hầu hết các công việc đều được giao cho kiến thợ làm. Ở một số loài kiến kiến tiến hóa hơn, khi các con kiến thợ lớn hơn, có một chiếc đầu to và đôi hàm lớn, nó sẽ được phong làm kiến lính, có nhiệm vụ quan trọng là bảo vệ tổ. Thỉnh thoảng, chúng cũng tham gia vào việc kiếm ăn.

Mặc dù chỉ là một loài côn trùng nhỏ bé, nhưng kiến lại có tập tính xã hội rất cao. Chúng biết cách phân chia công việc, tìm kiếm thức ăn, bảo vệ tổ. Kiến biết duy trì giống loài theo nhiệm vụ được phân cấp. Hầu hết những sinh hoạt của kiến, đều “tự thân” nhờ vào bản năng của mình. Điều này cho thấy được sự ý thức cao của từng cá thể sống trong môi trường chung.

Tập tính xã hội của kiến có rất nhiều điều đặc biệt và thú vị. Có lẽ, con người chúng ta cũng nên học hỏi kiến trong rất nhiều trường hợp.

_______________________________

CÔNG TY TNHH GREEN XPERTS VIỆT NAM

☎ HOTLINE: 092138618 – 0377771982 - 0977967990

🌐GreenXperts - Lựa chọn sức khoẻ của bạn