THÔNG TIN LIÊN HỆ

HOTLINE: 0962138618

Cách hay giúp mẹ xử lý vết côn trùng cắn ở trẻ

25/07/2024
Thật khó tránh bị côn trùng cắn bởi xung quanh chúng ta có rất nhiều “kẻ săn mồi” muốn tấn công làn da non nớt của con bạn. Để giúp trẻ giảm đau và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm, mẹ cần xử lý vết côn trùng cắn đúng cách. Dưới đây là một số điều bạn cần biết khi bị côn trùng cắn.

Xử ý vết côn trùng cắn và côn trùng đốt

Việc bị côn trùng cắn và đốt khá phổ biến, đặc biệt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đa phần, các vết côn trùng cắn và côn trùng đốt đều khiến chúng ta cảm thấy đau nhói trong thời gian ngắn tại vết cắn hoặc vết đốt. Xung quanh vùng da bị tổn thương thường có dấu hiệu bị viêm nhẹ.

Vết cắn và đốt của côn trùng rất phổ biến và thường không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, một số trẻ có làn da nhạy cảm hoặc cơ địa dị ứng sẽ có phản ứng mạnh hơn. Vết côn trùng cắn ở trẻ nhỏ cũng thường gây đau đớn hơn so với ở trẻ lớn. Một số trẻ có thể bị sốc phản vệ sau khi bị côn trùng cắn hoặc đốt. Các triệu chứng bao gồm: khó thở, sưng lưỡi hoặc cổ họng, không có phản ứng.

Nếu trẻ bị côn trùng cắn hoặc đốt, bạn cần sử dụng găng tay để loại bỏ côn trùng. Các vết kiến đốt thường không cần phải điều trị, nhưng trẻ cần được đưa tới bác sĩ trong trường hợp:

  • Vết côn trùng cắn bị phồng rộp và xuất hiện phát ban hoặc bị loét.
  • Trẻ bị đau đớn kéo dài.
  • Vết côn trùng cắn có dấu hiệu nhiễm trùng, xuất hiện mủ và khi bạn sờ vào thấy ấm nóng.
  • Một số tình trạng sức khỏe kèm theo như: nôn mửa, đau dạ dày, sốt, đổ mồ hôi, đau đầu.
Điều trị  vết côn trùng cắn
  • Bạn có thể dùng túi chườm lạnh để giúp giảm sưng vết côn trùng cắn cho trẻ.
  • Nếu trẻ bị đau nhiều và vết đốt sưng, bác sĩ có thể sẽ kê paracetamol và ibuprofen.
  • Cho paracetamol hoặc ibuprofen với liều lượng khuyến cáo để giảm đau và sưng.
  • Đặt một túi lạnh lên khu vực để giảm sưng.

Giảm ngứa do côn trùng cắn

Vết côn trùng cắn thường gây ra cảm giác ngứa rất khó chịu. Để giảm ngứa cho trẻ bạn có thể tham khảo một số biện pháp:

  • Cho trẻ uống thuốc kháng histamin theo chỉ dẫn của bác sĩ, đặc biệt khi trẻ ngứa không ngủ được.
  • Tắm cho trẻ bằng nước tắm thảo dược Diệp An Nhi nhưng pha với nước mát, đủ tan giá.
  • Đánh lạc hướng trẻ bằng những trò chơi mà trẻ thích.
  • Sử dụng thuốc mỡ corticosteroid khi có đơn của bác sĩ.
  • Cắt móng tay cho trẻ để tránh trẻ gãi gây trầy xước và nhiễm trùng da.

Các loại vết côn trùng đốt phổ biến

Vết kiến đốt

Triệu chứng của vết kiến đốt thường thấy:

  • Nổi một cục viêm đau tại vị trí bị đốt.
  • Vết đốt sưng tấy.
  • Cảm giác ngứa xung quanh vết đốt.
  • Nếu trẻ bị dị ứng với nọc độc của kiến, trẻ có thể gặp các triệu chứng của sốc phản vệ như đã nêu ở trên. Lúc này bạn cần đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất.


Phòng chống kiến đốt

  • Cần chú ý khu vực chơi của trẻ, tránh xa tổ kiến và các khu vực khác có nhiều côn trùng.
  • Thoa, xịt các loại thuốc chống côn trùng dành riêng cho trẻ.
  • Cho trẻ mặc những bộ quần áo dài khi đi tới những nơi có nguy cơ bị côn trùng đốt.
Ong đốt

Ong đem đến cho bạn mật ngọt, sáp ong và keo ong với nhiều lợi ích sức khỏe tuyệt vời. Tuy nhiên, bị ong đốt sẽ khiến bạn rất đau đớn, đặc biệt với làn da nhạy cảm của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Triệu chứng bị ong đốt:

  • Tại vết côn trùng cắn sẽ xuất hiện một khối u bị viêm.
  • Trẻ đau dữ dội và quấy khóc.
  • Trẻ có thể cảm thấy ngứa quanh vết ong đốt.

Nếu không may trẻ bị dị ứng với nọc độc của ong, bạn có thể thấy xuất hiện các triệu chứng của sốc phản vệ. Lúc này, bạn cần gọi cấp cứu ngay lập tức để xử lý kịp thời tình trạng nguy hiểm của trẻ.

Vết ong đốt dù nghiêm trọng nhưng đa phần không cần điều trị y tế, nhưng làn da của trẻ nhạy cảm cũng như sức chịu đựng kém hơn người lớn nên bạn có thể đưa trẻ đi khám. Ngoài ra, trong quá trình điều trị bạn cần cho trẻ tái khám nếu gặp những dấu hiệu khẩn cấp đã được chúng tôi nhắc đến ở trên.

Điều trị ong đốt

  • Nếu có thể, bạn cần làm sạch vết ong đốt cẩn thận cho trẻ.
  • Không được bóp vào vết ong đốt vì như vậy sẽ chỉ khiến nọc độc đâm sâu vào vết thương hơn.
  • Sử dụng túi lạnh để chườm lên vết côn trùng cắn để giảm sưng.
  • Nếu trẻ bị ngứa, bạn có thể áp dụng cách đã nêu trên để giảm ngứa cho trẻ.

Phòng tránh ong đốt

Để ngăn ngừa trẻ bị ong đốt, bạn cần lưu ý:

  • Cho trẻ mặc quần áo sáng màu.
  • Bạn không nên sử dụng các loại nước giặt hoặc kem dưỡng ẩm cho trẻ có mùi nồng nặc hoặc mùi chuối.
  • Tắm rửa thường xuyên cho trẻ bằng nước tắm thảo dược dịu nhẹ có chứa tinh dầu màng tang giúp đuổi côn trùng và muỗi.
  • Hạn chế để trẻ chơi gần những loại cây có hoa.
  • Giữ vệ sinh nhà cửa, dọn sạch thức ăn thừa.
  • Không nên dùng tay để đập ong.
Rết cắn

Các triệu chứng của rết cắn: trẻ bị rết cắn không phổ biến, tuy nhiên nếu nhà bạn ở những nơi nhiều ao hồ, cây cỏ ẩm ướt thì bạn cũng cần cẩn thận hơn. Rết cắn cũng có những triệu chứng giống như ong đốt: vết rết cắn sẽ xuất hiện khối u bị viêm khiến trẻ đau đớn. Xung quanh vết cắn có thể sưng tấy và gây ngứa.

Bọ chét cắn

Bọ chét thường ẩn náu trong giường, khe của đệm, chăn, chiếu…và nó có thể truyền bệnh cho người.

  • Triệu chứng bọ chét cắn: vùng da bị bọ chét cắn sẽ xuất hiện các vết ngứa nhỏ, không gây đau đớn nhưng cũng đủ làm trẻ khó chịu. Thông thường, bọ chét cắn không cần điều trị nhưng nếu trẻ gặp một số dấu hiệu nghiêm trọng như phồng rộp, phát ban, đau đớn hoặc nhiễm trùng thì bạn cần đưa trẻ tới gặp bác sĩ.
  • Điều trị bọ chét: bạn chỉ cần chườm lạnh cho trẻ vào vết bọ chét cắn.
  • Trong trường hợp trẻ ngứa do bọ chét cắn, bạn cũng áp dụng các biện pháp như đối với các vết côn trùng cắn khác.

Cách tốt nhất để phòng tránh bọ chét cắn là không để chúng xuất hiện trong nhà bạn. Do đó điều bạn cần làm là giữ sạch sẽ ngôi nhà của mình bằng cách:

  • Thường xuyên hút bụi sạch sẽ nhà cửa, đặc biệt là thảm, đệm.
  • Giặt giũ ga giường, chăn, vỏ gối thường xuyên.
  • Nếu nhà bạn có vật nuôi, cần phải tắm rửa sạch sẽ cho vật nuôi và thường xuyên xử lý diệt côn trùng.
  • Hạn chế để trẻ tiếp xúc gần vật nuôi để tránh bị bọ chét cắn.
Muỗi đốt

Muỗi là loài côn trùng khá phổ biến và xuất hiện xung quanh chúng ta, đặc biệt khi trời mưa ẩm ướt. Trẻ em thường bị muỗi đốt với các triệu chứng:

  • Xuất hiện nốt đỏ viêm gây ngứa.
  • Khu vực muỗi đốt có thể nổi mề đay, sưng tấy.

Muỗi đốt thường không cần điều trị, nhưng trong một số trường hợp nghiêm trọng như các vết côn trùng cắn khác, mẹ cần đưa trẻ tới bác sĩ.

Giảm ngứa do muỗi đốt: muỗi đốt gây ngứa nhiều, trẻ thường gãi dẫn đến trầy xước da rất nguy hiểm. Để giảm ngứa cho trẻ, mẹ có thể thoa những loại kem bôi chuyên dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ để làm dịu vết muỗi đốt.

Phòng chống muỗi đốt cho trẻ bằng cách:

  • Nếu bạn ở khu vực nhiều muỗi thì cần lắp cửa lưới chống muỗi để tránh muỗi đốt khi trẻ chơi.
  • Mắc màn cho trẻ khi đi ngủ.
  • Sử dụng máy bắt muỗi, máy khuếch tán tinh dầu. Tinh dầu màng tang và tinh dầu sả chanh có khả năng chống muỗi và côn trùng đốt rất hiệu quả.
  • Thoa kem chống muỗi, hoặc xịt chống muỗi loại dành cho trẻ em.
  • Tắm cho trẻ bằng nước tắm thảo gội dược Diệp An Nhi để phòng tránh muỗi. Trong Diệp An Nhi chứa tinh dầu màng tang và tinh dầu sả sẽ lưu lại mùi hương trên da trẻ, giúp đuổi muỗi hiệu quả.
  • Khi trẻ ra ngoài chơi bạn nên mặc cho trẻ quần áo dài tay để tránh các vết côn trùng cắn.

Dưới đây là cách sử dụng kem, xịt chống muỗi

  • Sử dụng kem chống muỗi cần tránh xa vùng miệng, mắt của trẻ hoặc bất kỳ vết trầy xước nào. Dạng xịt là bạn cần phải cẩn thận nhất vì nó bay trong không khí. Tốt nhất bạn nên sử dụng chống muỗi dạng lăn.
  • Đối với trẻ sơ sinh, bạn nên bôi thuốc chống muỗi vào quần áo thay vì bôi trực tiếp lên da trẻ để tránh gây kích ứng da. Tuy nhiên, một số chất trong thuốc chống muỗi có thể làm ố màu vải, bạn hãy thử lên vải trước để lựa chọn loại thuốc chống muỗi phù hợp nhất.

Muỗi có nhiều loại, có những loài có thể truyền bệnh từ người sang người, đặc biệt là bệnh sốt xuất huyết. Chính vì thế việc phòng tránh muỗi đốt cho trẻ và cả gia đình là điều cần thiết để đảm bảo sức khỏe cho gia đình bạn.

Nhện cắn

Nhện cũng không phải là động vật xa lạ, chúng có thể xuất hiện trong nhà bạn và đa phầnbạn gặp những loài nhện bé, hiền lành. Nhưng có một số loài nhện độc lại rất nguy hiểm. Triệu chứng khi bị nhện độc cắn là:

  • Trẻ cảm thấy đau đớn dữ dội. Nọc độc của một số nhện có thể gây tử vong.
  • Vết nhện cắn sưng tấy.
  • Trẻ có thể cảm thấy ngứa.

Nếu trẻ bị nhện cắn, bạn cần đưa trẻ tới gặp bác sĩ để được xử lý kịp thời.

Bọ ve cắn

Nếu trẻ bị bọ ve cắn, vết cắn chủ yếu sẽ bị viêm, tuy nhiên trong một số trường hợp nghiêm trọng, vết cắn của bọ ve có thể gây tê liệt với các triệu chứng:

  • Xuất hiện phát ban lan rộng trên cơ thể trẻ.
  • Trẻ cảm thấy đau đầu.
  • Trẻ bị sốt.
  • Có các triệu chứng giống cúm: ho, hắt hơi.
  • Trẻ gặp khó khăn khi di chuyển.
  • Trẻ sợ ánh sáng rực rỡ.
  • Chân, tay và mặt trở nên yếu.

Nếu bạn nhận thấy những dấu hiệu trên, bạn nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ ngay để được chăm sóc y tế kịp thời.

Điều trị bọ ve cắn

Nếu bị bọ ve cắn, bạn có thể điều trị theo các bước sau dưới sự hướng dẫn của các bác sĩ:

  • Trước khi trẻ có phản ứng với vết côn trùng cắn, bạn cần loại bỏ bọ ve ra khỏi cơ thể trẻ. Bạn nên dùng nhíp để gắp con bọ ve và kéo lên theo hướng thẳng đứng một cách nhẹ nhàng, tránh để nó bị gãy rụng và lưu lại trên da trẻ.
  • Xịt thuốc chống côn trùng hoặc kem bôi theo đơn của bác sĩ kê.
  • Cho trẻ uống thuốc giảm đau, hạ sốt khi cần thiết theo đơn của bác sĩ.
  • Sử dụng túi lạnh để chườm khu vực bị sưng.

Phòng tránh bọ ve cắn

  • Tốt nhất bạn cần tránh để trẻ tiếp xúc với những khu vực xuất hiện nhiều bọ ve như bãi cỏ, đặc biệt khi thời tiết mưa ẩm.
  • Nếu bắt buộc bạn phải đưa trẻ đến những khu vực này, bạn cần mặc quần áo dài tay cho trẻ, đi tất cao cổ và xịt thêm các loại thuốc chống côn trùng phù vào quần áo trẻ.