Mối là loài côn trùng có khả năng xâm nhập vào những công trình kiên cố, từ nhiều chất liệu, kể cả gỗ nứa lẫn bê tông cốt thép, gây ra những thiệt hại lớn, ảnh hưởng xấu đến đời sống con người. Chính vì thế loài người phải chuẩn bị những kiến thức về loài mối một cách chi tiết nhất nhằm loại bỏ, kìm hãm chúng phát triển, giảm thiểu những thiệt hại mà chúng gây ra. Chúng tôi xin chia sẻ một số thông tin về loài mối trong bài viết dưới đây.
Những kiến thức về loài mối mà con người cần phải biết:
Mối là loài công trùng sống thành từng đàn với số lượng rất lớn và có tổ chức theo hệ thống rất tốt, tương tự như kiến hoặc là ong. Mỗi cá thể mối trong một đàn mối có bộ gen tương đối giống nhau vì đều được sinh ra bởi mối chúa, là con duy nhất trong đàn có khả năng sinh sản.
Tìm hiểu kiến thức về loài mối
Các loại mối trong đàn và nhiệm vụ của chúng:
Mỗi cá thể mối trong một đàn thì có những chức năng riêng biệt, bao gồm:
Mối chúa hay còn được gọi là mối hậu, là con có đầu nhỏ mà bụng to, độ dài là từ 12 đến 15cm, có nhiệm vụ sinh sản. Mối chúa có thể sống lên đến 10 năm. Ban đầu chúng đẻ khá ít trứng, nhưng sau khoảng 4 đến 5 năm, khi mà bộ phận sinh dục đã phát triển hoàn toàn, mỗi ngày chúng có thể sinh ra 8000 đến 10000 cái trứng.
Đặc điểm của mối thợ là có cơ thể nhỏ, các chi phát triển. Số lượng mối thợ là nhiều nhất trong đàn, chiếm đến 70% - 80% số lượng mối. Mối thợ có nhiệm vụ thực hiện các nhiệm vụ: tìm kiếm thức ăn, xây tổ, làm đường, chuyển trứng, nuôi mối con. Nhiều con mối thợ còn có nhiệm vụ cho mối lính ăn khi cần thiết.
Mối thợ dùng bùn và thức ăn nhào trộn và gia công kỹ lưỡng để tạo kết dính, dùng để xây tổ.
Các con mối lính trong tổ mối được phân hóa ra từ mối thợ. Số lượng mối lính không nhiều, chúng có nhiệm vụ canh gác, bảo vệ và xua đuổi những kẻ thù làm hại đàn mối, tổ mối. Vì nhiệm vụ của chúng mà cặp hàm trên của mối lính rất phát triển. Một số con mối lính có tuyến dịch màu nhũ trắng, có khả năng gây mê đối phương.
Vì nhiệm vụ của chúng mà giác quan hai bên miệng khá đặc biệt nên không có khả năng lấy mồi, chính vì thế cần mối thợ cho ăn.
Những con mối này là các cá thể có khả năng sinh sản hoàn toàn phát triển, sẽ phân đàn, tạo cặp đôi và lập một tổ mối độc lập.
Những tác hại của loài mối với các công trình xây dựng:
Với những công trình xây dựng nói chung, mối có khả năng đe dọa đến sự ổn định và vững chắc của chúng.
Mối thường xuyên xâm nhập vào những công trình xây dựng để tìm kiếm thức ăn. Khi đấy chúng sẽ xuyên qua nhiều loại vật liệu như là gỗ, giấy, bê tông, khiến cho công trình xây dựng đó bị xuống cấp trầm trọng.
Mối gây hại lớn cho con người
Đặc biệt đối với các đê điều ngăn sông thì mối chính là một hiểm họa khôn lường. Tổ của mối được xây dựng với quy mô rất lớn, có những gò mối cao đến 10m và vô cùng chắc chắn như một thành lũy. Còn ở dưới lòng đất, chúng đào xuyên qua nhiều nơi và có thể đục rỗng cả một hệ thống đê điều, có khả năng gây vỡ đê, tràn đập, gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho con người.
Bạn cần chuẩn bị những kiến thức về loài mối là để có cách để tiêu diệt chúng. Chúng tôi xin chia sẻ một số thông tin hữu ích.
Bạn không nên tự ý xịt thuốc diệt côn trùng vào tổ mối. Cách làm này chỉ giết được một số con mối thợ và mối lính, nhưng không thể tiêu diệt được cả đàn mối. Biện pháp hữu hiệu nhất là dùng phương pháp hóa sinh.
Điều bạn cần làm chính là chuẩn bị trước mồi nhử, như là các loại gỗ mềm, hoặc các loại thức ăn chuyên dụng. Sau đó bạn đặt mồi nhử gần với tổ mối hay những nơi mối thường xuyên hành quân qua. Dùng thuốc diệt mối phun lên các con mối tiếp cận mồi nhử, để chúng dính thuốc và quay về tổ sau đó tự động lây lan cho những con khác, khiến cho toàn bộ tổ mối bị tiêu diệt.
Đây là một biện pháp hiệu quả, an toàn và có chi phí thấp mà bạn nên áp dụng.
Hy vọng với những kiến thức về loài mối chúng tôi chia sẻ trên đây, các bạn đã hiểu rõ hơn về cách kiểm soát những côn trùng gây hại này. Chúc các bạn thành công!