Theo các nhà khoa học, trên thế giới hiện nay có khoảng 12.500 loài kiến khác nhau, phân bố rộng khắp các lãnh thổ, trừ các vùng đại dương và băng giá. Kiến thuộc họ Formicidae, có quan hệ gần gũi với loài ong trong bộ Hymenoptera.
Xã hội của kiến được xem như một xã hội thu nhỏ của con người. Chúng sống theo bầy đàn, luôn bảo vệ lẫn nhau và duy trì hoạt động tích trữ thức ăn. Cứ mỗi khi tìm được nguồn thức ăn, chúng sẽ sử dụng mùi hương để dẫn lãnh đồng loài.
1.2 Thành phần xã hội trong tổ kiến
Tổ kiến là một đại gia đình cực kỳ đồng đúc, nơi ở của hàng nghìn con kiến. Mỗi tổ sẽ có các thành phần sau:
Kiến tuy nhỏ bé nhưng sức mạnh lại rất lớn. Chúng có thể mang vật nặng gấp 50 lần trọng lượng của chính chúng nhờ hệ thống cơ bắp được phát triển vượt trội.
Kiến không nhận biết nhau qua hình dáng, thay vào đó chúng sử dụng dấu hiệu hóa học để nhận diện đồng loài cùng tổ hay khác tổ.
Sau khi giao phối, kiến đực sẽ chết, và phần cánh, cơ bắp của chúng trở thành thức ăn nuôi dưỡng kiến chúa để sinh sản.
Một trong những điều đặc biệt về kiến là cách chúng giao tiếp. Thay vì sử dụng âm thanh hay cử chỉ, kiến truyền đạt thông tin bằng cách nôn thức ăn hoặc dịch lỏng vào miệng đồng loại. Hình thức này không chỉ giúp chia sẻ thức ăn mà còn truyền tín hiệu hóa học quan trọng về tình trạng tổ kiến, nguồn thức ăn và mối đe dọa tiềm tàng.
Loài kiến có tính đoàn kết khá cao và là kiểu mẫu cho loài sống theo tập tính xã hội. Trên thế giới hiện nay có khoảng 10 triệu tỉ con kiến mặc dù số lượng bị giết mỗi ngày khá nhiều. Vì không gây hại nhưng lại khá phiền phức cho con người nên bạn có thể sử dụng một số biện pháp nhân đạo để đuổi chúng ra khỏi nhà thay vì tìm cách tiêu diệt chúng.